Để có một trải nghiệm tốt nhất khi đi xe đạp. Ngoài việc bạn đồng hành của bạn là một chiếc xe tốt. Thì giày là một phụ kiện không thể thiếu. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến cảm nhận, sự tương thích với xe qua cơ thể. Vậy đạp xe nên đi giày gì? Loại giày nào đi xe đạp phù hợp với bạn. Tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.
Phân loại giày nên đi xe đạp
Giày Road dùng cho các tuyển thủ
Đây là loại giày có cấu trúc nhẹ. Đế ngoài trơn và độ thông thoáng tốt. Cấu trúc đế mỏng giúp cho bàn chân tiếp xúc với bàn đạp dễ hơn. Ngược lại không làm cho chân bị đau khi đạp lâu. Giày đạp xe road không có thiết kế để đi bộ hay chạy bộ, vì đế giày không có lực bám. Là loại giày thường được các tuyển thủ xe đạp lựa chọn cho các cuộc đua.
Giày Mountain dùng để chạy đường núi
Loại này có đế khá cứng để đạp xe hiệu quả, có đủ độ cong và đế ngoài bằng cao su. Điều này cho phép người lái dễ dàng đạp nhanh khi di chuyển. Loại giày Mountain này là một lựa chọn phù hợp cho các chuyến đạp xe trên đường nhựa bằng phẳng hay đi phượt đường dài.
Giày Mountain có hệ thống dây buộc, một hệ thống quai dán. Hoặc dây đai đinh có khóa để điều chỉnh độ vừa vặn của giày. Một số giày cũng cung cấp gai ngón chân có thể tháo rời để kéo trong điều kiện mặt đất mềm hoặc lỏng.
Giày city phù hợp cho đạp xe hằng ngày
Là loại giày tốt nhất để đạp xe trong thành phố. Đây sự kết hợp giữa giày đi xe đạp và giày thông thường. Giày xe đạp City cung cấp khả năng tương thích với hệ thống bàn đạp không có kẹp. Nhưng chúng có đế ngoài bằng cao su và đế lõm để cho phép đi lại dễ dàng.
Lời khuyên lựa chọn đạp xe nên đi giày gì?
Can (Cleats) – bàn đạp nào thì can nấy
Giày đạp xe bắt buộc phải được gắn với can. Can giày giúp giày đạp được gắn chặt vào bàn đạp, nhờ đó có thể đạp hiệu quả hơn.
Trên thị trường có nhiều loại can giày, nhưng có 2 loại phổ biến nhất là Shimano và Look. Sự khác nhau và tính hiệu quả của các loại can là một đề tài khác sẽ bàn sau. Tuy nhiên, trong bài này, bạn chỉ cần nhớ duy nhất một điều: bàn đạp và can là phải cùng một hãng. Ngoài 2 loại can phổ biến này, còn có loại khác là Speedplay. Riêng với Speedplay thì bạn cần phải mua cả giày thiết kế riêng cho hãng Speedplay hoặc sử dụng một bộ chuyển đổi được cung cấp bởi nhà sản xuất.
Đế giày – càng cứng càng tốt, tốt nhất là carbon
Khi nhắc đến đế giày thì đế càng cứng là giày càng tốt. Vì đế giày càng cứng thì càng ít bị uốn cong và bạn sẽ truyền được nhiều lực hơn đến bàn đạp.
Đế nhựa: Nhựa là loại làm đế giày nặng nhất, chỉ thường được dùng cho các loại giày giá rẻ và cho người nhập môn, chưa muốn đầu tư nhiều vào giày xe đạp. Vì thế nếu bạn hoàn toàn mới với bộ môn xe đạp và muốn tìm một đôi giày can để mang, có thể tìm những đôi giày này để trải nghiệm.
Đế carbon hỗn hợp (composite): Composite là vật liệu hỗn hợp pha trộn giữa carbon và nhựa, tạo nên độ cứng vừa phải cho đế giày, thường được phân loại vào những đôi giày mức giá tầm trung.
Đế hoàn toàn làm bằng carbon: Đế carbon là loại nhẹ nhất và cũng cứng cáp nhất trong các loại đế giày, và cũng là loại đắt tiền nhất. Vì vừa cứng lại vừa nhẹ, đế carbon đảm bảo truyền năng lượng tối đa từ chân xuống bàn đạp. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa nếu va vấp phải gờ hoặc ổ gà trên mặt đường. Bạn cũng cảm nhận hết tất cả các phản lực này – vì thế một số người sẽ cảm thấy không thoải mái, nhất là ở những chặng đạp dài.
khóa giày – chọn loại khóa vặn
Hệ thống khóa giày đặc biệt quan trọng khi bàn về giày đạp xe đường trường vì nó giúp bạn điều chỉnh lại giày trong lúc đạp, cũng như việc đi giày/tháo giày có được thuận tiện không. Thông thường trên thị trường có 4 loại khóa giày:
Khóa dán Velcro: Khóa dán Velcro được dùng trên tất cả các loại giày từ rẻ tiền đến đắt tiền. Mặc dù chúng tiện cho việc dán vào và tháo, nhưng loại này khi đang đạp xe sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh nới lỏng hay siết chặt đôi giày.
Khóa vặn (Khóa BOA): Khóa vặn là loại khóa giày thông dụng nhất. Loại khóa này giúp việc điều chỉnh nới lỏng hay vặn chặt đôi giày chính xác hơn, dễ dàng hơn (bằng một tay) qua các nút vặn. Và như thường lệ, giá tiền đi kèm với chất lượng.
Ratchets: Loại này là một phiên bản nâng cấp của Velcro khi cấu tạo gần như giống hoàn toàn, chỉ khác ở dây cuối cùng có cài thêm một ổ cài giúp cố định dây giày. Đây là loại khóa thường được thấy trên các loại giày giá tầm trung. Loại giày này yêu cầu phải dùng 2 tay để tháo ra cũng như khóa lại.
Dây buộc: Nhìn có vẻ hơi cổ điển, và cũng không phải là loại tốt trong việc giữ giày thật chặt. Loại dây cột này phù hợp cho những tay thích nổi bật giữa đám đông.
Đạp xe nên đi giày gì thế nào vừa chân?
Bạn nên nhớ, khác với giày chạy, giày đạp xe nên mang chật một chút, vừa vặn với bàn chân. Giày đạp phải khóa chặt chân bạn trong đó để tối ưu hóa lực truyền tải. Bởi thế, đừng lo lắng nếu lúc thử giày bạn cảm thấy hơi chật chội và khó chịu.
Nếu chọn không đúng size, một hiện tượng phổ biến là ‘nóng bàn chân’. Gây nên do bàn chân ma sát với phần trong của đôi giày (do giày rộng). Cách tốt nhất để kiểm tra giày có vừa hay không là đứng trên mũi bàn chân. Nếu có một khoảng rộng giữa gót chân của bạn và gót giày, thì giày đang quá rộng. Còn nếu ngón chân bạn đã chạm mũi giày, thì bạn cần đổi sang size lớn hơn.
Phụ nữ đạp xe nên đi giày size gì?
Phụ nữ thường có xu hướng có gót chân bé hơn đàn ông. Nên cần đôi giày nông hơn bình thường, nghĩa là khoảng cách giữa đế và phần trên sẽ hẹp hơn. Có rất nhiều sự lựa chọn cho giày đạp xe nữ trên thị trường. Một số nhà sản xuất ưu tiên sản xuất giày cho nữ giới ở một kích cỡ nhỏ hơn bình thường. Ví dụ, giày Genius 5 Fit của Sidi có sẵn size 35 cho nữ, nhưng chỉ có size bé nhất là 36 cho nam. Bontrager thì làm size 36 cho loại Meraj của nữ. Size nhỏ nhất cho nam giới của loại Velois là 38 cho bản phối màu và 40 cho màu khác.
Hy vọng với bài viết “đạp xe nên đi giày gì?” bạn đã có thể hình dung được loại phụ kiện cho bản thân. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, người ta mới phân ra các loại giày với mục đích khác nhau. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khoẻ!!!
Tin tức xem thêm:
- Đạp xe nhiều có tốt không?
- Đạp xe để giảm cân? nên hay không?
- Lượng calo bị đốt cháy khi đạp xe là bao nhiêu?