Cái gì quá cũng chưa hẳn là tốt. Điển hình dễ thấy nhất là các vận động viên, khi họ luyện tập quá sức sẽ có nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Vận động quá mức sẽ làm nhịp tim tăng nhanh. Miễn dịch suy giảm, rối loạn giấc ngủ… Vậy liệu khi đạp xe như một phương pháp rèn luyện nó có ảnh hưởng gì không? Đạp xe nhiều có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn nhé.
Đạp xe nhiều có tốt không?
Ở bất kỳ phương pháp luyện tập nào đều có những mặt lợi hay hại. Như trong phòng gym bạn chỉ biết tới máy tập mà tập, bạn không hề biết cách tập thế nào. Nếu tập sai cách ngược lại nó là con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Đối với đạp xe, các vận động viên thường đạp từ 30-40km một ngày. Vô hình khiến họ sẽ gặp rắc rối là hội chứng luyện tập quá sức (OTS). Đây là hiện tượng xảy ra khi cơ thể không thể tự chữa lành so với thời gian gây ra tổn thương do luyện tập quá mức. Nếu như trong một thời gian dài, có phải nó chính là mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì thế bạn nên có một chế độ đạp xe hợp lý chứ không nên để nó biến thành mối nguy hại cho bản thân.
Đạp xe nhiều có tốt không tác hại khi đạp xe quá mức
Thay đổi nhịp tim
Như tiêu đề có đề cập đến việc đạp xe quá mức xe làm nhịp tim thay đổi. Khi nhịp tim tăng cao hoặc hạ thấp là báo hiệu việc nó cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn có đồng hồ đo điện, bình thường mất 300 watt để lên một ngọn núi. Nhưng gần đây bạn phải vật lộn để đạt 250 watt, có lẽ bạn thực sự cần một ngày để nghỉ ngơi. Đối với người không có đồng hồ đo điện, việc ghi lại nhật ký tập luyện có thể là một sự thay thế phù hợp. Nếu lật lại nhật ký trong 3 tuần qua với dòng chữ “cảm thấy mệt mỏi”, bạn cần cắt giảm thời gian luyện tập để duy trì sức khỏe.
Để làm điều này, nhiều vận động viên thực hiện lịch trình kết hợp 3 tuần khó, 1 tuần dễ và những tuần dễ giữa các mùa đua. Mức độ nghỉ ngơi của mỗi vận động viên là khác nhau. Nhưng bạn càng đạp xe cường độ cao thì bạn càng cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
Đạp xe nhiều có tốt không nó rối loạn gây mất ngủ
Ban ngày, bạn dành hết năng lượng cho việc đạp xe. Vào buổi tối bạn nghĩ rằng sẽ có một giấc ngủ sâu hơn. Nhưng thực tế lại ngược lại, từ những nghiên cứu chỉ ra rằng đạp xe quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này nếu sảy ra thường xuyên thì chắc chắn không hề tốt chút nào.
Cơ thể con người vào ban đêm sẽ thực hiện quá trình trao đổi chất. Việc mất ngủ ban đêm, về ban ngày trông bạn sẽ không có sức sống. Cơ thể uể oải, năng lực phán đoán và tư duy giảm sút theo. Vì thế cần phải điều tiết giấc ngủ hợp lý để cơ thể có một trạng thái tốt nhất vào ngày mới nhé.
Suy giảm miễn dịch và chấn thương
Một trong những dấu hiệu cho việc đạp xe quá sức là hệ thống miễn dịch bị ức chế. Việc tập luyện trong thời gian ngắn gây ức chế hệ miễn dịch ngắn hạn. Nhưng sau đó hệ miễn dịch lại được tăng cường trở lại. Tuy nhiên, khi bạn được huấn luyện quá mức, hệ miễn dịch sẽ bắt đầu suy yếu. Bất cứ các dấu hiệu từ cảm lạnh kéo dài đến phát ban, vết thương lâu lành. Đều cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức và phải vật lộn để tự sửa chữa.
Các đội thể thao chuyên nghiệp thường cho cầu thủ nghỉ ngơi tại thời điểm thích hợp và kéo cầu thủ ra khỏi danh sách thi đấu nếu họ không được nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này không phải là do cầu thủ thực sự bị chấn thương, mà là có nguy cơ cao bị chấn thương. Nếu bạn thường xuyên bị chấn thương thể thao trong khoảng vài tháng, hãy ngừng đạp xe ít nhất vài ngày.
Tác dụng khi bạn đạp xe với chế độ phù hợp
Hỗ trợ giảm cân
Khi đạp xe trở thành một thói quen, đặc biệt nếu bạn thực hiện thường xuyên với cường độ cao. Nó có thể làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và giúp bạn kiểm soát cân nặng hợp lý. Ngoài ra, đạp xe còn làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, xây dựng cơ bắp. Kết quả là, cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn trong khi tập thể dục thông thường.
Giúp tăng trưởng cơ bắp phần thân dưới
Tác dụng của việc đạp xe không chỉ giới hạn trong việc giảm mỡ trong cơ thể. Nó cũng giúp xây dựng nhiều cơ bắp hơn ở phần thân dưới. Khối lượng cơ nhiều hơn cũng có nghĩa là cơ thể bạn đang đốt cháy nhiều năng lượng hơn khi tập thể dục. Kết quả là, trọng lượng của bạn cải thiện chức năng tổng thể của phần dưới khi đạp xe. Và đồng thời, nó cũng tăng cường sức mạnh cho cơ chân.
Giảm tác động lên các khớp và nguy cơ chấn thương chân
Các khớp chân của bạn phải hỗ trợ toàn bộ trọng lượng cơ thể khi bạn chạy. Các tác động lâu dài có thể dẫn đến chấn thương. Ngược lại, khi đạp xe, trọng lượng cơ thể lúc này là do các cơ và gân kheo chịu trách nhiệm. Khớp gối và khớp cổ chân đều được giảm sức nặng đi rất nhiều. Nhiều nghiên cứu đã so sánh nguy cơ tổn thương cơ giữa hai nhóm người chạy bộ thường xuyên và người đi xe đạp. Họ đã phát hiện ra rằng nhóm những người chạy bộ có nguy cơ tổn thương cơ cao hơn 13-14% và nguy cơ đau cơ cao hơn 87% so với những người đi xe đạp.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Đi xe đạp có tốt cho sức khỏe tâm thần không? Câu trả lời là: cực kỳ có lợi. Một nghiên cứu của YMCA cho thấy những người có cuộc sống năng động có điểm số sức khỏe tâm thần cao hơn 32% so với những người ít vận động. Thường thì có nhiều cách để tập thể dục có thể kích thích tâm trí của bạn. Giải phóng adrenaline và endorphin khỏi cơ thể. Đồng thời bạn cũng học thêm được các kỹ năng và mục tiêu mới. Đi xe đạp là sự kết hợp giữa hoạt động ngoài trời và khám phá các hoạt động mới, và đồng thời giúp bạn tận hưởng thời gian rảnh rỗi. Bạn có thể đạp xe cùng bạn bè để mở rộng mối quan hệ và kết nối tốt hơn với những người bạn có cùng sở thích.
Đạp xe nhiều có tốt không? Câu trả lời ở trên chắc bạn cũng đã đúc kết được phải không nào. Dù bất kỳ cách luyện tập nào, chúng ta cũng nên lắng nghe lời tâm sự của cơ thể. Hoạt động điều tiết hợp lý nâng cao được sức khoẻ. Hãy tránh những cuộc vận động sát phạt làm cơ thể tổn thương, khó phục hồi. Để một ngày nào đó không hối hận, hãy chọn cho mình một lối sống và rèn luyện thích hợp nhé. Bạn cần mua xe đạp thể thao, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
Tin tức xem thêm: