Nguyên lý xe đạp trợ lực hoạt động như thế nào?

cau tao xe dap dien

Xe đạp điện là phương tiện quá quen thuộc với mọi người. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi cách thức hoạt động của nó ra sao? Làm thế nào để nó có thể di chuyển được. Bài viết này sẽ khái quát cho bạn về nguyên lý xe đạp trợ lực. Xem thử nó hoạt động như thế nào nhé.

Xe đạp trợ lực là gì?

Được trang bị động cơ điện thúc đẩy quá trình di chuyển. Giúp việc đạp xe trở nên dễ dàng hơn. Nhất là khi lên dốc, ta sẽ không bị mất sức nhiều như xe đạp thường.

nguyen ly xe dap tro luc

Xe đạp trợ lực không hẳn là một chiếc xe đạp điện. Về bản chất, xe đạp trợ lực vẫn là một chiếc xe đạp. Hoạt động theo nguyên lý dùng cơ lực để tác động lên pê – đan. Từ đó sinh lực làm quay xích và kéo bánh xe giúp xe di chuyển. Phần điện trợ lực của xe đạp sẽ chỉ phát huy tác dụng khi người dùng đạp xe. Khi cần tới sự hỗ trợ chứ không đơn thuần là ngồi lên và kéo tay ga như xe đạp điện.

Nguyên lý xe đạp trợ lực hoạt động thế nào?

Xe đạp trợ lực hoạt động theo nguyên lý giống như chiếc xe đạp thông thường. Nhưng xe có động cơ cảm biến thông mình kiểm soát tốc độ. Xe có cơ chế kiểm soát tốc độ theo vận tốc của xe đạp. Với vận tốc từ 0km-10km động cơ hỗ trợ lực đạp mạnh. Lực hỗ trợ giảm dần khi tốc độ xe tăng lên và khi xe đạt tới vận tốc 25km/h thì động cơ ngừng hỗ trợ lực đạp.

nguyen ly xe dap tro luc

Dòng xe đạp trợ lực phù hợp ai có nhu cầu đi lại hằng ngày. Xe đi giống xe thường khi không đạp, động cơ ngừng hỗ trợ lực, xe từ từ dừng lại. Với lại xe dễ điều khiển nên khá an toàn với mọi đối tượng.

Cấu tạo xe đạp trợ lực

Hệ thống động cơ nguyên lý xe đạp trợ lực

Có thể được đặt trên thân xe, có loại thì đặt trực tiếp lên trục bánh xe. Thường thì ngày nay các nhà sản xuất có xu hướng đặt động cơ lên trục bánh xe. Nhằm làm tăng khả năng chuyển động của xe. Và để tránh sử dụng quá nhiều những hộp số truyền động tới trục bánh xe. Giúp giảm chi phí thiết kế và nguy cơ hỏng hóc cho xe đạp trợ lực.

nguyen ly xe dap tro luc

Xe đạp có động cơ chổi than nằm ở bánh xe hoạt động bền bỉ. Động cơ không chổi than có cấu tạo gồm 3 cuộn dây và 3 cảm biến. Dựa trên nguyên tắc đấu điện 3 pha vì vậy giá sẽ đắt hơn. Động cơ xe sử dụng nguồn điện từ pin hoặc ắc quy. Đối với xe đạp trợ lực khi hết điện người dùng có thể sử dụng bàn đạp trợ lực giúp xe chuyển động. Đây chính là một ưu điểm đáng chú ý của xe đạp trợ lực so với xe máy điện.

Hệ thống điều khiển nguyên lý xe đạp trợ lưc

Tay ga điều khiển được thiết kế phía bên phải tay cầm giống như các xe gắn máy thông thường. Nguyên lý hoạt động dựa trên cảm biến từ kết hợp nam châm giúp quét qua cảm biến khi vặn tay ga làm xe chuyển động.

nguyen ly xe dap tro luc

Ngoài ra, xe còn có các hệ thống bo mạch điều khiển điện giúp chuyển đổi từ điều khiển của người lái thành các tín hiệu điện và tạo dòng điện phù hợp đưa tới động cơ. Nhờ vào đó chúng ta có thể tùy chỉnh tốc độ nhanh, chậm cho xe, điều khiển phanh xe và bật tắt các tín hiệu đèn báo trên xe. Một số loại xe còn có bo mạch tích hợp với các tính năng thông minh trên xe như hiển thị thông số, mức năng lượng và tốc độ xe khi hoạt động

Acquy/pin trên xe đạp điện

Pin hoặc acquy là nguồn cung cấp điện cho xe hoạt động. Pin Lithium-ion là loại pin phổ biến nhất và cũng được sử dụng rộng rãi vì tính năng ưu việt, loại pin này được thiết kế theo công nghệ Nhật Bản có thể đi được quãng đường dài từ 30km đến 70km.

nguyen ly xe dap tro luc

Pin trên xe thường có điện thế khoảng 48v được cung cấp thông qua một bộ sạc điện riêng dành cho từng dòng xe khác nhau. Mỗi loại xe cũng có thiết kế gắn với loại pin hoặc ắc quy phù hợp. Đối với xe sử dụng ắc quy, mỗi dòng xe sẽ có thiết kế với số lượng ắc quy khác nhau. Thường là 4 đến 5 bình 20A hoặc các loại bình 12A… Quãng đường đi được có thể lên tới 80 đến 100 km cho một lần sạc. Tuổi thọ của pin và ắc quy phụ thuộc phần lớn vào cách sử dụng và số lần sạc của xe từ lúc mua.

Trên đây là một số thông tin nguyên lý xe đạp trợ lực. Để xe có thể vận hành tốt các yếu tố đều có liên quan mật thiết đến nhau. Tạo ra một chiếc xe đạp trợ lực nhìn thì đơn giản nhưng cũng là cả một quá trình nghiên cứu của các kỹ sư. Vì vậy trong quá trình sử dụng các bạn hãy chăm sóc kỹ cho xe để tránh gây ra hỏng hóc hư hại không đáng nhé.


Tin tức xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 2583 6868